Trang chủ

Bảo trì vệ sinh máy lạnh tổng thể trước khi vào mùa nóng

Ảnh minh họa
Kinh nghiệm từ những mùa nóng trước, nhiều gia đình không chú ý tới việc bảo dưỡng nên cao điểm mùa hè máy lạnh ít mát, hỏng hóc phải sửa chữa mà gọi thì thợ không có ngay bởi họ bận “chạy sô”.
Nhiều gia đình không chú ý tới việc bảo dưỡng nên cao điểm mùa hè máy lạnh ít mát, hỏng hóc phải sửa chữa mà gọi thì thợ không có ngay bởi họ bận “chạy sô”.

Ông Ngô Xuân Mạnh – Giám đốc Công Ty Cổ Phần Cơ Điện Lạnh Đại Việt cho biết, Đại Việt đã thành lập Phòng Dịch Vụ xử lý sự cố Trong vòng 24h làm việc và với các Hợp Đồng lắp đặt Máy lạnh thường có kèm khuyến mãi bảo trì miễn phí thì Nhân Viên Phòng Dịch Vụ sẽ tự động liên lạc với khách hàng và sắp xếp lịch bảo trì. Nhưng với Khách hàng mua lẽ ở các trung tâm điện máy hoặc Cửa hàng thì hầu như không có, vì vậy các gia đình nên chủ động việc làm này.
Bảo dưỡng trước khi vào mùa nóng

Kinh nghiệm từ những mùa nóng trước, nhiều gia đình không chú ý tới việc bảo dưỡng nên cao điểm mùa hè máy lạnh ít mát, hỏng hóc phải sửa chữa mà gọi thì thợ không có ngay bởi họ bận “chạy sô”. Giá bảo dưỡng máy lạnh không kể nạp gas từ 100.000 - 250.000 đ/máy, nhưng vào mùa hè có thể tăng lên từ 110.000 – 350.000 đ/máy tùy theo loại máy lạnh. Tốt nhất là vài tuần trước khi vào mùa nóng (nhất là ở miền Bắc nhu cầu đặc biệt tăng cao khi vào hạ) vì lúc này thợ còn đang nhàn rỗi nên dịch vụ bảo dưỡng vừa rẻ, vừa làm cẩn thận hơn.

Với Khách hàng mua máy lạnh từ Công Ty Cp Cơ Điện Lạnh Đại Việt từ ngày 19.3.2012 với số lượng từ 20 bộ trỡ lên sẽ được kèm theo điều khoản khuyến mãi “Bảo trì miễn phí 2 lần trong 1 năm đầu” ghi rõ trong hợp đồng lắp đặt. Ông Ngô Xuân Mạnh cũng cho biết thêm, trong khoản thời gian trước năm 2010 cũng có đợt khuyến mãi và đã kết thúc vào tháng 6 năm 2010. Nhưng do chưa cập nhật thông tin nên nhiều Khách hàng vẫn yêu cầu bảo trì miễn phí. Những trường hợp này Đại Việt vẫn bảo trì và tính mức phí hợp lý nhất cho khách hàng để duy trì mối quan hệ lâu dài.

Về vấn đề chất lượng thợ, ông Mạnh cho rằng, máy lạnh có tính năng kỹ thuật cao, nếu mua hàng chính hãng Công ty thì nên gọi bảo hành Công ty sẽ yên tâm hơn. Tình trạng thợ bảo dưỡng ngoài vừa làm vừa đổi trộm đồ, hoặc làm gãy, hỏng các bộ phận trong điều hòa rồi cứ lờ đi để không bị bắt đền… có thể xảy ra với các cửa hàng nhỏ lẻ, hoặc quảng cáo trên mạng.

Theo kỹ sư điện Thanh Vân (Tổng Công ty Điện lực) ở miền Nam nắng nóng đều, sử dụng máy lạnh thường xuyên, 1 năm nên bảo dưỡng 2 lần. Miền Bắc sau “giấc ngủ đông” dài cần bảo dưỡng máy lạnh để vận hành tốt vào mùa hè. Thời điểm bảo dưỡng tốt nhất nên chọn ngày nắng ráo để bảo dưỡng thuận lợi và “cảm” độ lạnh chính xác. Nên làm trước khi vào hè 1 – 3 tuần (tháng 3 – 4, và từ tháng 10 - 11 dương lịch). Nếu máy lạnh hoạt động liên tục nên thựờng xuyên làm vệ sinh máy, các tấm lọc khoảng 2 tháng/lần và thay tấm lọc hàng năm. - Thao tác vệ sinh lưới lọc

Điểm mặt chiêu moi tiền của thợ bảo dưỡng

- Gian dối khi nạp gas: Ông Nguyễn Quốc Tuấn – Trưởng Phòng Kĩ thuật, hay gặp khi bảo dưỡng máy lạnh là tình trạng thợ ăn bớt gas mà vẫn tính tiền đủ, hoặc máy lạnh vẫn đủ gas nhưng vờ bổ sung gas để lấy tiền của khách hàng. Muốn kiểm tra gas phải có dụng cụ đo áp chuyên dụng, do đó người dân nên kiểm tra gas qua chỉ số hiển thị trên đồng hồ đo gas để biết lượng gas đang còn trong máy lạnh. Sau khi thợ bổ sung gas, đồng hồ đo sẽ phải chỉ rõ là gas đã tăng lên rõ ràng. Cách kiểm soát gas đơn giản nhất là trước khi thợ bơm gas, nếu có cân đồng hồ đề nghị thợ đặt lên xem cả bình nặng bao nhiêu kg.

Các chuyên gia điện lạnh cho rằng, bình thường ống gas của máy lạnh mới rất kín, trong vòng 5 – 7 năm không phải sạc gas. Nếu ống gas bị hở thì sẽ rất nhanh xì hết gas và dù vô tình hay cố ý chủ máy lạnh rất dễ bị thợ dùng một số “mẹo vặt” thiếu lương tâm móc túi. Do đó nếu máy lạnh đang chạy lạnh bình thường thì chớ cho thợ đụng vào gas (trừ khi máy không lạnh sẽ cho kiểm tra). Nếu máy hao gas là do hở và cần khắc phục trước khi nạp.

- Không cho tháo bung máy nếu thiếu máng hứng: Thợ bảo dưỡng thường dùng máy phun áp lực, đòi hỏi có máng hứng nước để xịt nước vệ sinh cục nóng và cục lạnh. Nếu thợ bảo dưỡng chỉ có máy bơm mà không có máng hứng thì không nên cho tháo bung máy bởi họ chỉ dùng nước và hộp xịt bọt rồi lau là không hiệu quả, chỉ sạch một ít bên ngoài, còn bụi bám ở các cánh tản nhiệt không lau được.

Máy lạnh là sản phẩm cao cấp, ít hỏng hóc. Nếu đang dùng mà chạy yếu, chạy không mát có thể do thiếu gas, chỉ cần bơm gas là được, không phải tháo tung máy kiểm tra. Máy lạnh chỉ hỏng khi chết mạch, nếu thợ yêu cầu thay thế thì cần giám sát khi tháo ra và thay xong máy phải hoạt động êm ru. Đồ thay thế giá bên ngoài thường đắt, còn công ty có giá quy định, có nhân viên kỹ thuật kiểm tra, giám sát tình trạng máy và báo giá trước khi sửa chữa nên không sợ bị lừa.

- Chạy thử máy trước khi bảo dưỡng: Việc làm này rất cần thiết để cùng thợ xác nhận tình trạng máy (máy có lạnh, điều khiển từ xa tốt, các cửa đảo gió hoạt động bình thường, quạt gió tốt...), tránh sau khi bảo dưỡng thợ lắp lỗi, lắp sai, do nước bắn vào mạch điều khiển, tuột giắc cắm... và sau đó khó bắt đền.

Kiều Quốc Cường - Sưu tầm & bổ sung

Máy làm mát Nakami